Bê tông đầm lăn là gì?
Đây là loại bê tông không có độ sụt, được đầm chặt bằng phương pháp lu và có thể thi công tương tự như thi công đường giao thống, đập đất đá truyền thống.
Ưu điểm nổi bật của bê tông đầm lăn
- Tạo nên hiệu quả kinh tế cao
- Thời gian thi công nhanh hơn nhiều so với các loại bê tông thông thường
- Xử dụng ít hàm lượng xi măng nên nhiệt thủy hóa bê tông rất thấp
- Hạn chế ứng suất nhiệt gây nứt và phá hủy kết cấu bê tông
Cách chế tạo bê tông đầm lăn
Vật liệu sử dụng để chế tạo lọa hỗn hợp này cũng tương tự như bê tông truyền thống, bao gồm xi măng, phụ gia khoáng, phụ gia hóa học, cốt liệu (mịn và thô) và nước.
Tuy nhiên, do loại hỗn hợp này không có độ sụt, lượng xi măng sử dụng ít do đó thành phần các vật liệu của bê tông đầm lăn khác nhiều so với bê tông thông thường, trong đó cấp phối hạt cốt liệu và hàm lượng hạt mịn là các yếu tố quan trọng trong việc định lượng thành phần cấp phối và quyết định tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông đầm lăn khi rắn chắc.
Hạt mịn: là loại vật liệu có kích thước hạt nhỏ hơn 75 mm (0,075mm), tùy thuộc vào khối lượng chất kết dính (xi măng) và kích thước lớn nhất của cốt liệu được sử dụng, yêu cầu về hàm lượng hạt mịn có thể chiếm đến 10% khối lượng cốt liệu trong bê tông đầm lăn. Các hạt mịn thường dùng là các loại poozolan, tro bay, silicafum, xỉ lò cao…. Được gọi chung là phụ gia khoáng.
Việc lựa chọn và sử dụng hợp lý nguồn phụ gia khoáng là vấn đề rất cần thiết, có liên quan trực tiếp đến địa điểm xây dựng công trình, yêu cầu và chất lượng bê tông, khả năng cung cấp và giá thành công trình xây dựng. Hiện nay nước ta cũng đã có nguồn phụ gia khoáng (tro bay) này.